Tác Giả THÁNG SÁU TRỜI MƯA là ai?

Trong những năm gần đây, khi kỹ thuật ứng dụng trong công nghệ máy tính và internet đã lên đến đỉnh cao nhất của thời đại, thì những thông tin trên mạng giữ một vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá văn hóa cũng như tư tưởng đến với đại đa số quần chúng trên toàn thế giới! Và chính sức mạnh lan truyền toàn cầu của internet đã giúp cho con người nắm bắt được hết những thông tin cần biết trên mọi lĩnh vực, và sự tiện ích này cũng gây nhiều tai hại, nếu những thông tin đưa lên mạng không chính xác, kéo theo nhiều ngộ nhận và thắc mắc cho độc giả.


Trong lĩnh vực âm nhạc, những thông tin về xuất xứ của một tác phẩm nghệ thuật, nhất là tên tuổi của những nhạc sĩ sáng tác, thường xuyên bị nhầm lẫn. Khi người đầu tiên đưa thông tin lên mạng không nắm vững xuất xứ của bản nhạc, thường kéo theo những thông tin sai lệch khác, ngay cả trên những cơ quan truyền thông lớn có số lượng truy cập cao!…


Trong điều kiện hạn hẹp của trang web cá nhân này, chúng tôi chỉ muốn đưa ra một số ví dụ điển hình của riêng cá nhân tôi, để khán thính giả yêu nhạc có cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về xuất xứ và trường hợp sáng tác của những nhạc phẩm đã được phổ biến sâu rộng trong quần chúng:


1. Nhạc phẩm “THÁNG SÁU TRỜI MƯA:


Có nhiều người ở Việt Nam cũng như hải ngoại lầm tưởng nhạc phẩm “Tháng sáu trời mưa” phổ thơ Nguyên Sa do ca sĩ Thái Hiền đầu tiên trình bày là sáng tác của NS Ngô Thụy Miên?!!! Thật sự thì NS Ngô Thụy Miên cũng có phổ nhạc bài thơ này của thi sĩ Nguyên Sa vào năm 1984. Nhưng khi bản phổ nhạc của Hoàng Thanh Tâm ra đời năm 1987 và tạo thành một hiện tượng, thì xảy ra sự lẫn lộn tên tác giả giữa 2 nhạc phẩm cùng tựa này!


Nói rõ hơn là có một số người khi “nghe” và “hát” bài “Tháng Sáu Trời Mưa” bản phổ nhạc của Hoàng Thanh Tâm thì cứ khăng khăng cho rằng tác giả là Ngô Thụy Miên (Vì NTM cũng phổ nhạc bài này!). Và cũng ít ai biết được rằng bài thơ này có tới 2 nhạc sĩ phổ nhạc là Ngô Thụy Miên và Hoàng Thanh Tâm. Trong số những người biết bài “Tháng Sáu Trời Mưa” của Hoàng Thanh Tâm, thì lại không biết còn một bản nữa của Ngô Thụy Miên. Ngược lại những người biết nhạc sĩ Ngô Thụy Miên có phổ nhạc bài “Tháng Sáu Trời Mưa”, thì không được nghe chính bài hát của Ngô Thụy Miên qua tiếng hát duy nhất của ca sĩ Hải Lý, mà chỉ được nghe bản phổ nhạc của Hoàng Thanh Tâm! Nên cứ nghĩ bản nhạc mình đang nghe là của NS Ngô Thụy Miên!



NS Hoàng Thanh Tâm và NS Trần Ngọc Sơn (trưởng nam của NS Anh Bằng)
đang mix nhạc phẩm Tháng Sáu Trời Mưa tại phòng thâu Asia 1987


Đêm thơ nhạc Du Tử Lê & Hoàng Thanh Tâm tại Sydney 1988
(Ra mắt thi tập “Ở Chỗ Nhân Gian Không Thể Hiểu
và băng nhạc “Tháng Sáu Trời Mưa”)


Điển hình như trên diễn đàn bentre forum tại Mỹ, ngay cả những người trong ban điều hành trang web, đều bị nhầm lẫn tên tác giả:



Riêng bản thân tôi, khi tôi phổ nhạc bài thơ “Tháng Sáu Trời Mưa” của thi sĩ Nguyên Sa năm 1987 tại Canberra, Úc Châu, tôi không hề biết NS Ngô Thụy Miên đã phổ nhạc bài này năm 1984, tức là trước đó 3 năm.

Cho đến vài năm sau (khoảng 1990/1991) khi biết NS NTM cũng phổ nhạc bài này, thì tôi cứ nghĩ nhạc phẩm này được viết sau bản phổ thơ của tôi. Mãi đến năm 2003, qua những thông tin trên mạng tôi mới biết NS NTM viết bài này vào năm 1984, trước tôi 3 năm.



Xin mời các bạn nghe “Tháng Sáu Trời Mưa” bản phổ nhạc của NS Hoàng Thanh Tâm và NS Ngô Thụy Miên qua cùng một tiếng hát: Ca sĩ Hải Lý






2. Nhạc phẩm “CẦN THIẾT”:



Tôi đã phổ nhạc bài thơ “Cần Thiết” của thi sĩ Nguyên Sa vào năm 1987, cùng năm với “Tháng Sáu Trời Mưa”, khi vẫn còn ở thủ đô Canberra, Úc Châu. Nhạc phẩm này được ra mắt thính giả trong album CD “Khúc Nhạc Sầu Cho Em” (tình ca Hoàng Thanh Tâm 2) với tiếng hát của ca sĩ Mai Hương.


(NS Hoàng Thanh Tâm và ca sĩ Mai Hương tại Soundtech Studio 1986)



Thật sự khi phổ nhạc xong bài này, trong đầu tôi nghĩ ngay đến tiếng hát Thái Thanh, nhưng khi điện thoại cho ca sĩ Thái Thanh thì cô cho biết, cô chỉ hát nguyên một album, chứ không hát lẻ từng bài. Và quả thật như vậy, khi qua hải ngoại, nữ danh ca Thái Thanh chỉ hát riêng một album với giọng ca của cô cho trung tâm Diễm Xưa mà thôi!

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên cũng đã phổ nhạc bài thơ “Cần Thiết” của thi sĩ Nguyên Sa vào năm 1993 (sau tôi 6 năm).

Xin mời các bạn nghe “Cần Thiết” của Hoàng Thanh Tâm qua tiếng hát Mai Hương và “Cần Thiết” của Ngô Thụy Miên qua tiếng hát Thanh Hà:





3. Nhạc phẩm “CÔ HÁI MƠ:



Cô Hái Mơ” là một thi phẩm nổi tiếng của thi sĩ Nguyễn Bính, được sáng tác khoảng năm 1939, lúc thi sĩ độ 21 tuổi. Thi phẩm này được lấy bối cảnh ở chùa Hương. Theo tác giả Ngọc Giao thì ông thai nghén bài thơ này trong lần đi thăm chùa Hương vào năm 1939 cùng với nhóm bạn văn nghệ thành phố Nam Định, trong đó có Ngọc Giao.

Nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc bài thơ này vào năm 1942, và sau đây là lời trích dẫn từ trang website của ns Phạm Duy:
“Tôi đã phổ nhạc bài thơ này vào năm 1942. Đó là bản nhạc đầu tay của tôi cho nên tôi yêu nó lắm. Trong bài thơ phổ nhạc, có câu : Nhà ta ở dưới gốc cây dương, cách động Hương Sơn nửa dặm đường… cho nên 64 năm sau khi sáng tác bài hát, tôi phải mò về Chùa Hương để tìm cô hái mơ, khi tôi có cơ hội trở về Việt Nam vào năm 2003..”

Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm phổ nhạc thi phẩm “Cô Hái Mơ” vào năm 1973, lúc nhạc sĩ chỉ mới 13 tuổi! Có một sự trùng hợp kỳ diệu và lạ lùng là: nếu không kể nhạc phẩm “Trả lại thoáng mây bay” sáng tác tại hải ngoại năm 1980 ở Bruxelles (Bỉ), thì “Cô Hái Mơ” cũng là sáng tác đầu tay của ns Hoàng Thanh Tâm tại Việt Nam!…

Một điều đáng buồn nhất cho tôi là trong những bài viết về nhạc phẩm “Cô Hái Mơ” của NS Phạm Duy, tác giả những bài viết như Thy Nga, phóng viên đài RFA, bài “Những ca khúc phổ thơ Nguyễn Bính” đăng trên diễn đàn Mẫu Tâm:


Trên trang Đặc Trưng:


hoặc trên trang:


http://www.saigonline.com/phamduy/ (mục nhạc sĩ Phạm Duy)


đều minh họa bài “Cô Hái Mơ” của NS Hoàng Thanh Tâm qua tiếng hát của Xuân Sơn hay Vũ Khanh, khi nói về âm nhạc của NS Phạm Duy?!!

Sau đây xin mời các bạn thưởng thức nhạc phẩm “Cô Hái Mơ” bản phổ nhạc của NS Hoàng Thanh Tâm, qua tiếng hát của ca sĩ Xuân Sơn, Vũ Khanh. Và bản phổ nhạc của NS Phạm Duy, qua tiếng hát của Hà Thanh, Duy Quang :


4. Nhạc phẩm “ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Những ai yêu mến thi sĩ Hàn Mặc Tử, một thiên tài yểu mệnh, đều biết đến bài thơ “Đây Thôn Vỹ Dạ” của ông, đây là một trong những thi phẩm nổi tiếng nhất ông đã để lại cho đời. Thi sĩ mất vào năm 1940, hưởng dương 28 tuổi, sau 5 năm chịu đựng căn bệnh hiểm nghèo cùng với những cơn đau đớn tột cùng về thể xác lẫn tinh thần, để rồi từ những đau thương và bất hạnh đó, những tinh hoa trong khối óc và trái tim của người nghệ sĩ bạc mệnh, đã phát tiết thành những vần thơ, nói theo tác giả Thụy Khê là: “… mở về thân xác con người, tạo bút pháp không gian, mà trăng, nước và khí trời là ba yếu tố nền tảng xây dựng nên vũ trụ thơ Hàn Mặc Tử…” (Văn Học Nghệ Thuật bài đăng ngày 10/01/2009).
Tôi yêu thơ Hàn Mặc Tử, và yêu luôn nỗi bất hạnh của ông, nỗi cô đơn, bất hạnh, như một định mệnh gắn liền với cuộc đời của những người sáng tạo nghệ thuật chân chính.


Từ trái qua phải: một thân hữu, cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, ca sĩ Đăng Lan,
nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm tại tư gia của thi sĩ ở Westminster



Nguyễn Tất Nhiên & Hoàng Thanh Tâm trong “Đêm Không Ngủ” do báo “Người Việt”
tổ chức 1988 (Phía sau là cố nhạc sĩ Lê Uyên Phương (áo đen) và gia đình)



Tôi đã phổ nhạc bài thơ “Đây Thôn Vỹ Dạ” của thi sĩ Hàn Mặc Tử vào năm 1988, và đã mời ca sĩ Thiên Trang thâu âm nhạc phẩm này lần đầu tiên. Đây là nhạc phẩm đầu tiên tôi dùng giai điệu ngũ cung để đưa vào âm nhạc, sao cho bài hát phải mang một âm hưởng địa phương tính và thật đặc trưng Huế, để ăn khớp với từng lời thơ bay bổng thật tượng hình và giàu âm điệu của thi sĩ Hàn Mặc Tử.
Dù đã hơn 20 năm qua, tôi vẫn còn nhớ rõ từng bộ điệu nhanh nhẩu của cô ca sĩ khả ái này, trong phòng thâu của trung tâm Asia. Cô đã hát bài hát bằng một cảm xúc rất chân thành và thái độ hớn hở, và thâu luôn một lèo, không cần “punch” lại ở đoạn nào của bài nhạc cả!
Xin mời các bạn thưởng thức “Đây Thôn Vỹ Dạ”, của Hoàng Thanh Tâm qua tiếng hát Thiên Trang và bản phổ nhạc của nhiều nhạc sĩ khác như : Phạm Duy, Phan Huỳnh Điểu, Võ Tá Hân, Khúc Dương vv…







5. Nhạc phẩm “TRONG TAY THÁNH NỮ CÓ ĐỜI TÔI:

Đây là một trong những thi phẩm của thi sĩ Du Tử Lê, trích trong tập thơ “Ở chỗ nhân gian không thể hiểu”, phát hành tại Hoa Kỳ và Úc Châu năm 1988.
Năm 1988, khi tôi trở lại quận Cam để thực hiện album thứ 3 của mình với trung tâm băng nhạc Diễm Xưa, tôi đã tình cờ gặp thi sĩ Du Tử Lê tại ngay tòa soạn của ông. Chúng tôi nhanh chóng kết thân với nhau, và trong thời gian mấy tháng ở tại Mỹ, chúng tôi đã nhiều lần hàn huyên với nhau.
Thi sĩ Du Tử Lê đã giới thiệu về tôi rất nhiều với những bạn bè thân hữu của ông như thi sĩ Nguyên Sa, nhà văn Mai Thảo, NS Việt Dzũng, NS Trần Duy Đức …Và khi ông ngỏ ý muốn giới thiệu tập thơ mới nhất của mình đến với khán giả Úc Châu, tôi quyết định mời ông sang Úc để ra mắt đêm thơ nhạc Du Tử Lê & Hoàng Thanh Tâm tại 2 thành phố lớn nhất là Sydney và Melbourne.



Du Tử Lê & Hoàng Thanh Tâm tại phi trường Sydney 1988



Du Tử Lê & Hoàng Thanh Tâm tại Canberra, Úc Châu



Thi sĩ Du Tử Lê và nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm
trong buổi ra mắt 30 đêm thơ nhạc tại Sydney




Thi sĩ Du Tử Lê đang ký tặng thi tập “Ở chỗ nhân gian không thể hiểu”
cho luật sư Lưu Tường Quang, giám đốc đài phát thanh radio SBS




Thi sĩ Du Tử Lê và nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm cảm tạ ban tổ chức



Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm đang ký tặng băng nhạc cho một khán giả hâm mộ



Đại diện ban tổ chức và báo chí tặng quà lưu niệm cho
thi sĩ Du Tử Lê và nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm



Kể từ mối thâm giao đó, và nhờ có dịp tiếp cận với những bài thơ trong tập Ở chỗ nhân gian không thể hiểu, tôi đã phát họa những nốt nhạc trong đầu mình, để chắp cánh cho 3 trong những bài thơ này. Khi thi sĩ Du Tử Lê trở về lại Hoa Kỳ thì tôi đã hoàn tất được 3 tình khúc phổ từ thơ Du Tử Lê gồm:

– Trong tay Thánh Nữ có đời tôi
– Còn thơm tay Quý Phi
– Vì em tôi đã làm sa di

Những tình khúc này đều có mặt trong những album CD của tôi phát hành sau này ở Mỹ…

Xin mời các bạn yêu nhạc thưởng thức tình khúc Trong tay Thánh Nữ có đời tôi của Hoàng Thanh Tâm được phổ từ 2 bài thơ của Du Tử Lê, (có một bài tôi chỉ lấy 4 câu để đưa vào điệp khúc) qua 2 giọng nam Thái Châu, Tuấn Anh. Và Trong tay Thánh Nữ có đời tôi của NS Trần Duy Đức qua 2 giọng nữ Khánh LyThanh Hà:


TRONG TAY THÁNH NỮ CÓ ĐỜI TÔI (Hoàng Thanh Tâm) – Thái Châu
https://www.4shared.com/web/embed/audio/file/v8dCW7rIba?type=MINI&widgetWidth=530&showArtwork=true&playlistHeight=0&widgetRid=916164371897

TRONG TAY THÁNH NỮ CÓ ĐỜI TÔI (Hoàng Thanh Tâm) – Tuấn Anh
https://www.4shared.com/web/embed/audio/file/dx1dCP59ba?type=MINI&widgetWidth=530&showArtwork=true&playlistHeight=0&widgetRid=952490502878

TRONG TAY THÁNH NỮ CÓ ĐỜI TÔI (Trần Duy Đức) – Khánh Ly
https://www.4shared.com/web/embed/audio/file/8LCJP9Ndce?type=MINI&widgetWidth=530&showArtwork=true&playlistHeight=0&widgetRid=576075890991

TRONG TAY THÁNH NỮ CÓ ĐỜI TÔI (Trần Duy Đức) – Thanh Hà
https://www.4shared.com/web/embed/audio/file/f5hYxOlVce?type=MINI&widgetWidth=530&showArtwork=true&playlistHeight=0&widgetRid=508142847909



NS Hoàng Thanh Tâm và ca sĩ Tuấn Anh in Sydney, Australia 2015




6. Nhạc phẩm “NGẬP NGỪNG:


C
ó thể nói những người yêu thơ, không ai là không biết bài thơ Ngập Ngừng của thi sĩ Hồ Dzếnh với những câu như:



” … Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Để lòng buồn anh dạo khắp quanh sân
Nhìn trên tay điếu thuốc cháy lụi dần
Anh sẽ nói: “Gớm sao mà nhớ thế ….”



Trong niềm hứng khởi với sự thành công của album đầu tay “Lời tình buồn” phát hành tại Hoa Kỳ năm 1986. Khi trở về Úc, tôi đã viết cũng như đi vào lãnh vực mới là phổ thơ rất nhiều những bài thơ tiền chiến cũng như cận đại. Và thi phẩm Ngập Ngừng viết năm 1987, nằm trong số những bài thơ tiền chiến tôi phổ nhạc.

Bản nhạc này có một “định mệnh” kỳ lạ là “nó” được những ca sĩ trình bày đổi luôn tựa đề thành Em cứ hẹn hay Anh cứ hẹn tùy theo ca sĩ hát bài này là nam hay nữ. Và một lần nữa tôi lại mang cảm giác buồn, khi nhạc phẩm này lại bị anh Nguyễn Ngọc Ngạn lầm tưởng của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 phổ nhạc, khi anh giới thiệu vể bài hát, trong cuốn video Thúy Nga Paris 37 với tiếng hát Hoài Nam!

Vì sự phổ biến sâu rộng trong quần chúng trở nên quá nhanh, không kịp đính chính lại, nên tôi đành phải “tuân theo” mà chấp nhận cho bài hát có cái tựa mới là Anh cứ hẹn.

Khi phổ nhạc bài này, tôi đã giữ lại gần như nguyên vẹn bài thơ, và chỉ sửa có một hai chữ mà thôi! Và đó cũng là “sở trường” của tôi khi đem những bài thơ vào trong âm nhạc.

Mời các bạn ngheAnh cứ hẹn của NS Hoàng Thanh Tâm qua tiếng hát Hương Lan, và Anh cứ hẹncủa NS Anh Bằng qua giọng ca Như Quỳnh


7. Nhạc phẩm “LỜI TÌNH BUỒN:

Nhạc phẩmLời tình buồn được viết tại Canberra vào năm 1982, khi tôi mới bắt đầu định cư tại Úc Đại Lợi, sau khi từ giả Bruxelles. Bản nhạc này tôi viết về một mối tình ngang trái của tôi, ở một môi trường mới rất nên thơ, với một người con gái Huế mang tên T.! Cho nên trong bài mới có những câu như :

” … Ta thấy trong mắt em từng đêm mưa vàng võ
Ta thấy trong cánh tay mùa Thu mang xót xa …”


Tôi đã mời ca sĩ Khánh Ly thâu âm bài này lần đầu tiên trong album đầu tay, mang chủ đề “Lời Tình Buồn” được phát hành tại Hoa Kỳ năm 1986. Và từ đó, có rất nhiều ca sĩ khác, cũng đã thâu âm bài này trong những CD khác như : Ngọc Hương, Kiều Nga, Thanh Hà, Quỳnh Lan, Ý Lan, Vũ Khanh, Diễm Liên, Ngọc Huệ vv…


Nhạc sĩ Vũ Tuấn Đức và Hoàng Thanh Tâm tại Soundtech Studio, nơi thâu âm album đầu tay
“Lời Tình Buồn” với phần hòa âm và phối khí của NS Trung Nghĩa



NS Vũ Thành An cũng sáng tác tình khúc mang tên Lời Tình Buồn, phổ từ thơ Chu Trầm Uyên Minh. Tôi không biết NS sáng tác bài này vào năm nào? Chỉ biết rằng đây là một tình khúc rất hay, và cũng đã được nhiều ca sĩ thâu âm.


Mời các bạn thưởng thức “Lời Tình Buồn” của Hoàng Thanh TâmVũ Thành An qua cùng một tiếng hát: ca sĩ Khánh Ly


8. Nhạc phẩm “BUỒN ĐÊM MƯA:

Cũng như hầu hết những bài thơ tôi đã phổ nhạc, tôi không hề biết bài thơ “Buồn Đêm Mưa” của thi sĩ Huy Cận đã được NS Phạm Đình Chương phổ nhạc nhiều năm trước đó, cho mãi đến tận sau này … Và cũng chính vì “điếc không sợ súng”, nên tôi mới phổ nhạc nhiều bài thơ trùng tựa như vậy! Vì nếu biết những bài thơ này đã được những “cây đại thụ” như Phạm Duy, Phạm Đình Chương phổ nhạc, chắc tôi không đủ can đảm để phổ biến những bản nhạc của mình. Nhưng có lẽ chính nhờ vào cái “không biết” đó, đã giúp tôi vô tư và “hồn nhiên” đưa được vào âm nhạc những bài thơ mà tôi rất yêu thích từ nhỏ …

Mời các bạn thưởng thứcBuồn đêm mưa của NS Hoàng Thanh Tâm qua tiếng hát Mai HươngBuồn đêm mưa của NS Phạm Đình Chương qua phần trình bày của ca sĩ Thái Thanh cùng ban hợp ca Thăng Long:






Kính thưa quý khán thính giả yêu mến!

Khi trình bày bài viết này lên trang web cá nhân của mình, tôi đã thật sự rất đắn đo và lo nghĩ… Bởi vì tôi không có ý mang những đứa con tinh thần của mình ra so sánh với những tác phẩm của những nhạc sĩ khác, mà chỉ muốn giải bày nỗi buồn thầm lặng về sự ngộ nhận tác giả mà tôi đã phải gánh chịu trong suốt nhiều năm qua. Đối với tôi, tất cả những danh vọng, những vinh quang chói lòa của người nghệ sĩ, rồi cũng qua đi, và sẽ tan biến vào hư không. Nhưng những tác phẩm nghệ thuật của những người nghệ sĩ chân chính, sẽ sống mãi trong sự yêu thương của khán thính giả, ở cả những thế hệ mai sau…

Xin chút cảm thông nơi quý khán thính giả, khi đến với bài viết này. Đó là nguồn an ủi và động viên lớn cho cuộc đời sáng tác của tôi.
Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm,
Sydney một đêm tháng 4/2009

Published by

Nhạc sĩ HOÀNG THANH TÂM

Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm là tác giả của nhiều tình khúc bất hủ trong hơn 30 năm qua như : "Tháng Sáu Trời Mưa","Lời Tình Buồn", "Trả Lại Thoáng Mây Bay", "Trong Tay Thánh Nữ Có Đời Tôi", "Ngập Ngừng", "Giấc Thu", "Dạ Khúc Cuối", "Cô Hái Mơ", "Vết Thương Đời Của Em", "Vực Thẳm Tình Yêu" vv... Xin chào mừng các bạn đã đến với thế giới âm nhạc của Hoàng Thanh Tâm, thân chúc các bạn có những giờ phút thư giãn thật thoải mái, và cũng xin được gởi lời tri ân sâu xa nhất đến những FANS của Hoàng Thanh Tâm trên toàn thế giới...

11 thoughts on “Tác Giả THÁNG SÁU TRỜI MƯA là ai?”

  1. Khong bie^'t no'i gi` ho*n. NS HTT la` tha^`n tuong cua? mi`nh nhac cua? HTT qua' hay qua' d+a(.c bie^.t. Kha'c bie^.t vo*i nhu*~ng do`ng nha.c kha'c

    Like

  2. Bai Thang 6 Troi Mua va bai` Trong Tay Thanh Nu~ Co Doi Toi do Tuan Anh trinh bay`la hai version tuyet voi nhat. Kevin chi~ la nguoi yeu nhac thoi, chu*' khong phai~ la nhac si~, nhung hai bai nay am huong no tram bong^~ len xuong rat la hay. Nghe mot cai la thich lien.
    Kevin, Sacramento CA

    Like

  3. Cám ơn bạn Sương Thu đã gởi tặng một bài thơ thật dễ thương, lại là một bài thơ nói về tháng Sáu… Bạn có thể cho biết tên tác giả đầy đủ của bài thơ này?

    Hôm nay tôi cũng nhận được thư từ một người tên SuongthuShi bên trang youtube của tôi với nhã ý muốn làm music video cho những nhạc phẩm của tôi. Không biết có phải là bạn không? Nếu đó cũng chính là bạn thì sau khi đọc xong bài viết này, chắc bạn không còn thắc mắc câu hỏi đầu tiên. Xin trả lời câu hỏi thứ hai: Thái Hiền đúng là cô ái nữ của NS Phạm Duy đó!
    Thân mến,

    Like

  4. Gửi NhS Hoàng Thanh Tâm:

    Nhón Gót .. Nghê Thường
    HTyCG

    nón bài thơ che chiều nghiêng nghiêng nắng
    nâng hồn tôi những nốt nhạc ♫ ♪ thăng trầm
    tôi căng lụa trong khung hình mộc mạc
    bởi đời tôi không nhung lụa xa hoa

    những hạnh ngộ như trăng rằm trong tháng
    đến rồi đi như trăng khuyết tình thơ …
    đêm trằn trọc của đêm hè tháng 6
    tru tiếng hờn như Lang Sói rừng hoang

    Em áo lụa trong nắng vàng trãi hạt
    tôi ở đây đêm tuyết lạnh bơ vơ
    Trang 16 lung linh chiều nhung nhớ
    bên lửa hồng thiếu bóng một giai nhân

    tôi vẫn yêu màu áo lụa
    hay yêu rồi người áo lụa trong thơ?
    tôi vẫn yêu một tình thơ
    Cô che dáng (trong) nón bài thơ xinh xắn
    không mượt mà ..không óng ả
    cướp hồn tôi trong nắng vạt ,,, sương hờ

    … cảm ơn đời cảm ơn sự sống bình an

    Like

  5. Nhờ chơi blog mà mình mới biết Ns Hoàng Thanh Tâm và cũng là tác giả một số bài hát yêu thích. Rất tiếc loa hư nên không thể nghe đối chiếu cái hay ở mỗi tác giả. Cảm ơn Bạn đã có bài!

    Like

  6. Xin thông báo cho quý độc giả đọc bài viết này là: diễn đàn bến tre (bentreforum.net) và diễn đàn Phố Xưa (khanhly.net/phoxua)đều không vào được từ mấy tuần nay?!!
    Riêng bentreforum thì bị cảnh báo là Reported Attack Site! Nghĩa là website này đang bị phá hoại! Xin quý vị hãy thận trọng, đừng để bọn hacker xâm nhập và thao túng máy tính của quý vị.
    Kính báo
    NS Hoàng Thanh Tâm

    Like

  7. nhờ các bạn một tí, mình thấy trang này rất hay < HREF="http://pic-memory.blogspot.com" REL="nofollow">http://pic-memory.blogspot.com<> nó có khả năng hiển thị hình ảnh và video ngay lập tức khi người ta viết link ảnh vào khung nhận xét Comments.Cụ thể ở trang này < HREF="http://pic-memory.blogspot.com/2009/02/photos-women-latin-asian-pictures.html" REL="nofollow">http://pic-memory.blogspot.com/2009/02/photos-women-latin-asian-pictures.html<>, rất nhiều người đã test thử thấy nó hay lắm.trước giờ mình chưa thấy trang nào khác có thể làm được như vậy, mình cũng đã search trong google và ko thấy bất kỳ tài liệu chỉ dẫn nào,blog của mình cũng chuyên về hình ảnh wallpaper nếu người xem có thể đăng nhận xét lên những hình ảnh đẹp của người ta rồi gom nhiều lại thì tuyệt biết mấy.bạn nào giỏi về làm web thì xem giúp mình với,cái này mình cần lắm,mail cho mình nhé: hoangthang@inbox.com thanks

    Like

Leave a comment